Vũ Khí Việt Nam Sản Xuất

Vũ Khí Việt Nam Sản Xuất

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nói nước này đã chủ động tự sản xuất vũ khí để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, bao gồm cả “vũ khí chiến lược mang thương hiệu quốc gia”. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới dường như đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vũ khí cho đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào Nga.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nói nước này đã chủ động tự sản xuất vũ khí để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, bao gồm cả “vũ khí chiến lược mang thương hiệu quốc gia”. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới dường như đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vũ khí cho đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào Nga.

Gần 200 gian hàng tại triển lãm

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết triển lãm năm nay có tổng diện tích hơn 100.000m2, với diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2 và ngoài trời hơn 20.000m2.

Đến nay đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia, ngoài Việt Nam còn có Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Czech, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia, UAE, Mỹ... đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm.

Quy mô này tăng gấp đôi so với triển lãm lần thứ nhất năm 2022.

Cục Đối ngoại khẳng định cùng với các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ nằm trong khuôn khổ của triển lãm về trang bị công nghiệp quốc phòng, mà còn là sự kiện giới thiệu về đất nước, con người cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Một số sản phẩm của Quân đội nhân dân Việt Nam được trưng bày tại triển lãm năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Cũng theo thông tin từ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, kinh phí dự kiến cho triển lãm năm nay khoảng 120 tỉ đồng và hoàn toàn từ nguồn lực xã hội hóa.

Đây là nguồn lực tài trợ từ các doanh nghiệp và ban tổ chức cũng thu được từ việc bán các gian hàng trưng bày…

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến cũng thông tin thêm tại triển lãm lần thứ nhất năm 2022, đã có 5 hợp đồng được ký, trong đó có 4 hợp đồng của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và 1 hợp đồng của Viettel.

Một số trang bị vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam được trưng bày tại triển lãm năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay chào mừng của không quân Việt Nam; khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công trình diễn võ thuật, kỹ thuật; bộ đội biên phòng sử dụng 80 quân khuyển cùng 80 huấn luyện viên trình diễn.

Cùng với đó, một điểm mới trong năm nay là có sự tham gia từ các hoạt động của lực lượng tác chiến không gian mạng với khu trưng bày thành tựu của lực lượng này.

Sau lễ khai mạc với các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho người dân vào tham quan từ 13h30 ngày 21-12 đến hết ngày 22-12.

Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng

Đề cập tới chính sách phát triển theo hướng lưỡng dụng của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, chính sách này được triển khai đồng bộ theo hai chiều: Một là, đẩy mạnh các lĩnh vực có thế mạnh của công nghiệp quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Hai là, huy động tối đa năng lực sản xuất, công nghệ của các thành phần kinh tế công nghiệp dân sinh cho các hoạt động công nghiệp quốc phòng.

Qua đó, kết hợp chặt chẽ các cơ sở công nghiệp quốc phòng với các cơ sở công nghiệp dân sinh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phải tuân thủ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, sẵn sàng huy động, động viên để sản xuất bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết.

Về chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện đại, Đại tá Dương Văn Yên lưu ý, Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất được các loại vũ khí trang bị hiện đại, vũ khí chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Trong tham luận của mình, Đại tá Dương Văn Yên cũng đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam theo hướng lưỡng dụng, hiện đại.

Phần trình bày về nội dung "công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, phát triển theo hướng lưỡng dụng, hiện đại" của Đại tá Dương Văn Yên đã thu hút sự quan tâm và nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo cấp cao dự triển lãm lần thứ nhất năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 19-11, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Cục Đối ngoại, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu đồng chủ trì thông tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Có gì tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024? - Video: NAM TRẦN

Quảng bá tiềm lực vũ khí do Việt Nam sản xuất

Theo thông tin từ ban tổ chức, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức đồng thời với các hoạt động, sự kiện dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Triển lãm tổ chức lần này nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng.

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, thông tin với báo chí - Ảnh: NAM TRẦN

Triển lãm nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, hậu cần, đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang…

Đây cũng là cơ hội để quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.

Các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Giới thiệu với các đại biểu quốc tế về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, công nghiệp quốc phòng Việt Nam được ra đời ngay sau khi nước Việt Nam giành được độc lập năm 1945.

Trải qua gần 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đồng hành cùng mọi thắng lợi của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đang lớn mạnh không ngừng.

Bắt đầu với các xưởng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật và đến nay đã hình thành được một hệ thống thống nhất các cơ sở nghiên cứu, sản xuất trải dài trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Hầu hết các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước, giao cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quản lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong đó, Tổng cục công nghiệp quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý về công nghiệp quốc phòng trên phạm vi cả nước; đồng thời, quản lý, chỉ đạo các công ty sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị trực thuộc.

Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, hiện nay, năng lực của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.

Chủ trương của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng là đa phương hóa, đa dạng hóa các kênh hợp tác, mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài về sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang.

Nhiều sản phẩm được sản xuất thành công từ kết quả hợp tác chuyển giao công nghệ hay hợp tác nghiên cứu, sản xuất với các nước như súng, tàu quân sự, ngòi đạn, thuốc phóng, thuốc nổ... Đồng thời, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm quốc phòng do Việt Nam sản xuất.

Chia sẻ về định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới, Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, Việt Nam chủ động thực hiện phương thức hợp tác quốc tế đa dạng, linh hoạt, đồng bộ cả về chiều rộng và chiều sâu: Chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu phát triển mẫu vũ khí mới, hợp tác về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế; tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hoá sản xuất trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng...