Trụ Sở Công An Thành Phố Đà Nẵng

Trụ Sở Công An Thành Phố Đà Nẵng

Chủ đầu tư: Công an thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đầu tư: Công an thành phố Hồ Chí Minh

Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Đà Nẵng

Với nhiều sự kiện, lễ hội tầm cỡ, nhiều giải thưởng danh giá đã đạt được trong vòng hơn một thập kỷ qua, thành phố bên sông Hàn đang khẳng định thương hiệu là điểm đến hàng đầu và định vị rõ nét hơn trên bản đồ du lịch của khu vực và thế giới.

Quả ngọt danh hiệu từ hành trình đột phá

Với những ý tưởng sáng tạo, đột phá, những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Đà Nẵng đã có hành trình 15 năm tổ chức thành công nhiều sự kiện lễ hội đặc sắc và tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Từ Lễ hội Pháo hoa quốc tế, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á (ABG5) đến Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race... là những sự kiện khởi nguồn đưa tên tuổi Đà Nẵng đến với bạn bè năm châu.

Bằng những điểm cộng quý giá khi đã lĩnh xướng và hoàn thành xuất sắc các sự kiện lớn, năm 2016 là cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên ngành du lịch Đà Nẵng đón nhận danh hiệu “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á” do Tổ chức Du lịch Thế giới (Word Travel Award) trao tặng, trở thành động lực để thành phố tiếp tục hành trình chinh phục. Một năm sau đó, Đà Nẵng đã vinh dự được chọn đăng cai và tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC.

Vào năm 2022, thành phố nhận cơn mưa danh hiệu, giải thưởng danh giá trong đó có 3 danh hiệu do các tổ chức quốc tế uy tín trao tặng gồm: “Top điểm đến được yêu thích nhất châu Á năm 2022” do trang TripAdvisor công bố dựa trên sự bình chọn của du khách khắp nơi trên thế giới; “Top 10 thành phố du lịch tốt nhất Đông Nam Á năm 2022” tại Giải thưởng Du lịch Asia’s Best Awards 2022 của tạp chí du lịch Travel & Leisure (New York, Mỹ); “Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á năm 2022” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA). Lần thứ hai kể từ năm 2016 đoạt giải thưởng tại hạng mục này, Đà Nẵng đã ghi tên mình một cách thuyết phục vào danh mục các điểm đến hiện đại, an toàn với nhiều sự kiện mang tầm quốc tế trên bản đồ du lịch toàn cầu. Trong thời gian này, du lịch Đà Nẵng còn thu hút sự chú ý của khu vực và thế giới bởi nhiều sự kiện được đăng cai tổ chức thành công như: Diễn đàn Phát triển Đường bay châu Á (Routes Asia) 2022, Lễ hội Khinh Khí cầu 2022, Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng và Giải BRG Open Golf Championship, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng DIFF, Lễ hội Tận hưởng mùa Hè Enjoy Danang, Liên hoan Phim châu Á - Đà Nẵng... Cuối năm 2023, Condé Nast Traveller (CN Traveller) - Tạp chí du lịch nổi tiếng chuyên dành cho phân khúc du lịch sang trọng, cao cấp có trụ sở chính tại Anh đã công bố Đà Nẵng đứng vị trí thứ 2, và là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong 11 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2024.

Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh cho biết, được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ phục hồi du lịch tốt nhất Việt Nam, năm 2023 Đà Nẵng tiếp tục bội thu về danh hiệu do các tổ chức uy tín bầu chọn. Đó là Điểm đến trong nước được tìm kiếm nhiều nhất bởi du khách Việt trong hè 2023, trên trang Booking.com; đứng thứ hai trong số điểm đến “Du mục Kỹ thuật Số” (Digital Nomad) phát triển nhanh nhất thế giới (theo Tạp chí Du lịch Outlook Traveller); biển Mỹ Khê được bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á do trang Tripadvisor công bố... “Đà Nẵng có các điểm nhấn kiến trúc độc đáo, cảnh quan độc đáo mang tính bản sắc, cũng là điểm đến có tính kết nối cao với các vệ tinh xung quanh như Thừa Thiên - Huế, Hội An, Mỹ Sơn... Cạnh đó, các trải nghiệm mới, các sự kiện, lễ hội, điều kiện về cơ sở hạ tầng của các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú chính là những điểm cộng trong các tiêu chí, trở thành lý do thuyết phục các chuyên gia du lịch trên toàn cầu”, bà Hạnh cho biết.

“Thành phố sự kiện” phải lấp khoảng trống về đêm

Các chuyên gia cho rằng, những danh hiệu mà Đà Nẵng đạt được trong suốt thời gian dài là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ và hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên, để thuyết phục với danh xưng “thành phố sự kiện”, điều rất quan trọng là Đà Nẵng phải lấp được khoảng trống lớn về những dịch vụ ban đêm.

Năm 2017, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã định hướng thành phố phát triển theo hướng “Thành phố sự kiện”, lễ hội hàng đầu Châu Á. Vào thời điểm đó, sự phát triển của du lịch Đà Nẵng đã đạt ngưỡng và cần những bước đi đột phá mới.

Việc chủ động tạo sự kiện là giải pháp để thành công trong việc thu hút khách đến Đà Nẵng. DIFF là một ví dụ cụ thể. Việc lễ hội này kéo dài 2 tháng góp phần làm giảm mật độ cao điểm và thu hút khách nhiều hơn trong suốt mùa hè. Thay vì chỉ đón khách 2 đợt thì bây giờ những người làm dịch vụ được đón khách 6 đợt. Áp lực của các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ẩm thực, hướng dẫn viên được giảm tải thì chất lượng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, để vươn tới “Thành phố sự kiện” thực sự, Đà Nẵng đang thiếu một trong những tiêu chí rất quan trọng là các hoạt động giải trí về đêm. Ngoài ra, hiện nay các sự kiện ở Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách do chỉ tập trung vào một số ngày, không có hoạt động trải đều định kỳ trong tuần, trong tháng, chưa có hoạt động chất lượng diễn ra hàng đêm. Nói cách khác, Đà Nẵng vẫn ở trong “Top những thành phố đi ngủ sớm”, chưa có một “nền kinh tế ban đêm” đúng nghĩa và đúng chuẩn của một “Thành phố sự kiện”, lễ hội, du lịch... để thu hút và giúp du khách tiêu tiền.

Chia sẻ về thách thức sau những danh hiệu, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho rằng, để là một trong những điểm đến tốt nhất là hành trình dài và nhiều khó khăn. Giờ phải làm sao để xứng đáng với danh hiệu đó. “Chúng ta phải hướng đến có sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ vượt trội nhất và hướng đến thị trường mới, cách làm mới thì mới đủ sức cạnh tranh điểm đến. Nếu không sẽ bị bỏ lại”, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh.

Bài này viết về thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trước đây. Đối với thành phố trực thuộc trung ương hiện tại, xem

Đà Nẵng là một thành phố thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ trước khi thành lập thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương hiện nay. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có địa giới hành chính tương ứng với các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, phường Khuê Trung thuộc quận Cẩm Lệ và phường Khuê Mỹ, Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn

Thành phố Đà Nẵng nằm trải dài hai bên bờ sông Hàn, từ ngã ba sông ra đến cửa biển Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà nằm về phía đông bắc thành phố.

Trước khi giải thể vào năm 1997, thành phố có vị trí địa lý:

Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.[1] Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "...Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó". Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng địa" Tourane với diện tích 10.000 ha.[2] Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông Dương Étienne Richaud ra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.[3] Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước đó.[4] Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế.[5] Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm.[4] Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua Thành Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn.[6] Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã.[7] Như vậy vào đầu thế kỷ XX, thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.[8][6][9]

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển; cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng.[5] Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926.[10] Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng.[11] Dân số thành phố tăng lên nhanh chóng; năm 1936, Đà Nẵng có 25.000 người; năm 1945 có khoảng 30.000 người.[12]

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Từ tháng 10 năm 1955 thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành phân chia lại địa giới hành chính. Lúc này, Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, Đà Nẵng trực thuộc trung ương.[15]

Thị xã Đà Nẵng được chia thành 3 quận:

Vào những năm 1954-1955, dân số Đà Nẵng có khoảng hơn 50.000 người.[15]

Trong khi đó cuộc Chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Sân bay Đà Nẵng được coi là một trong những sân bay "tấp nập" nhất trong chiến tranh.[16] Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay, cảng, kho bãi, cơ sở thông tin liên lạc...[17]

Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường.

Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã gồm 12 ủy viên và do một Thị trưởng đứng đầu.[18] Do chính sách đô thị hoá, dân số Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh. Dân số thành phố từ mức 148.599 người vào năm 1964 tăng lên tới gần 500.000 người vào năm 1975.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng là đô thị lớn thứ hai miền Nam.[19] Tính đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cảng Đà Nẵng là nơi cung cấp hàng hóa cho cả vùng I chiến thuật, đồng thời là trung tâm tiếp tế cho gần 3 triệu dân miền Nam.[20] Toàn thị xã khi đó có hàng chục công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Người dân Đà Nẵng chủ yếu sống bằng nghề buôn bán.[21]

Ngày 4 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà (2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ba quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng[22] (không còn đơn vị hành chính mang tên Đà Nẵng).

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228/CP,[23] và ngày 10 tháng 2 năm 1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng với 28 phường trực thuộc[22] (không còn đơn vị hành chính "quận", được gọi lại là "khu vực"). Lúc này, Đà Nẵng là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng bao gồm 28 phường: An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây, An Khê, Bắc Mỹ An, Bình Hiên, Bình Thuận, Chính Gián, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cường, Hòa Thuận, Khuê Trung, Mân Thái, Nại Hiên Đông, Nam Dương, Phước Mỹ, Phước Ninh, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thạch Thang, Thanh Bình, Thanh Lộc Đán, Thọ Quang, Thuận Phước, Vĩnh Trung và Xuân Hà.

Ngày 5 tháng 5 năm 1990, thành phố Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại II.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.[24]

Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ thông qua Nghị định 7/1997/NĐ-CP về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng.[25] Theo đó, giải thể thành phố Đà Nẵng cũ để thành lập các quận mới như sau:

Đến ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ lại ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.[26] Theo đó, phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu chuyển sang trực thuộc quận mới Cẩm Lệ.

Như vậy, thành phố Đà Nẵng cũ trước năm 1997 ngày nay có địa giới tương ứng với các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà; phường Khuê Trung của quận Cẩm Lệ và các phường Khuê Mỹ, Mỹ An (2 phường này là phường Bắc Mỹ An cũ) của quận Ngũ Hành Sơn.