Tờ Khai Giảm Thuế Gtgt Theo Nghị Quyết 101

Tờ Khai Giảm Thuế Gtgt Theo Nghị Quyết 101

Ngày 24/06/2023, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua quyết định giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT với các nhóm hàng cụ thể. Vậy nội dung và các nhóm hàng được giảm mức thuế GTGT được quy định như thế nào? Cùng iHOADON tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.

Ngày 24/06/2023, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua quyết định giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT với các nhóm hàng cụ thể. Vậy nội dung và các nhóm hàng được giảm mức thuế GTGT được quy định như thế nào? Cùng iHOADON tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.

Trình tự, thủ tục lập hóa đơn trong thời gian giảm thuế GTGT 2%

Trình tự và thủ tục lập hóa đơn giảm thuế GTGT xuống còn 8%

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT như sau:

Thời gian thực hiện giảm thuế GTGT 2%

Thời gian áp dụng giảm thuế theo quy định

Dự thảo nghị quyết được Chính phủ xây dựng để Quốc hội cho ý kiến, xem xét được thông qua 2 điều:

Thứ nhất, điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế 10%. Việc giảm thuế VAT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại.

Trong đó, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất GTGT là 8% với hàng hóa và dịch vụ.

Thứ hai, các cơ sở kinh doanh bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn với các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%.

Việc áp dụng chính sách giảm thuế VAT chỉ dự kiện thực hiện trong 6 tháng và dự kiến ngân sách thu sẽ giảm khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết  giảm 2% thuế VAT và được thực hiện từ 01/07/2023 đến hết 31/12/2023 và không mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế VAT so với năm 2022.

Các nhóm hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết 101/2023/QH15

Đối tượng được áp dụng giảm thuế GTGT

Căn cứ theo Nghị quyết 101, chính sách miễn, giảm thuế 2% được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất VAT 10%, chỉ trừ các nhóm sau:

- Nhóm sản phẩm dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh BĐS, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không thể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.

- Nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

- Nhóm hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin

Việc áp dụng chính sách giảm thuế VAT được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra được giảm thuế VAT.

Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Một số câu hỏi về vấn đề thuế VAT giảm còn 8%

1. Các mặt hàng được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP?

Theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP, đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng còn 8% bao gồm toàn bộ các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10%, ngoại trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ như:

2. Thời gian thuế VAT giảm còn 8% theo quyết định của Quốc hội?

Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo quyết định của Quốc hội là từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

3. Ngành viễn thông có được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% không?

Không. Theo Nghị quyết 142/2024/QH15, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất thuế GTGT 10% sau đây không được giảm 2% thuế GTGT: viễn thông, bảo hiểm, chứng khoán, hoạt động tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, công nghệ thông tin, ngành khai khoáng (không bao gồm khai thác than), kim loại hay các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm hóa chất, dầu mỏ tinh chế, than cốc, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Mục đích của chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2024 là gì?

Mục đích của chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2024 là tạo kích cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm được phục hồi, phát triển để đóng góp trở lại NSNN và nền kinh tế, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch:

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Triển khai nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT 2%

Bối cảnh triển khai nghị định về giảm thuế GTGT 2%

Từ năm 2022, chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% (được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) đến hết năm 2023, đã được Chính phủ áp dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân phục hồi sau đại dịch.

Kết quả thực hiện chính sách trên đã hỗ trợ giảm thuế khoảng 44 nghìn tỷ đồng đồng thời hỗ trợ kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh doanh.

Theo Bộ Tài chính, tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế trong năm 2023 là hoạt động cần thiết nhằm kích cầu tiêu dùng đưa nền kinh tế đất nước sớm hồi phục và đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lấy ý kiến thực tế trong giai đoạn triển khai giảm thuế GTGT năm 2022 và nêu rõ cần phải nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng chính sách giảm thuế mới để tránh những khó khăn, vướng mắc cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

Nội dung giảm thuế GTGT từ 10% thành 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/06/2024 của Quốc hội.

Theo đó, nội dung chi tiết về thời gian giảm thuế GTGT và các mặt hàng chịu thuế suất 8% đến hết năm 2024 được quy định như sau:

Thời gian thực hiện chính sách: Từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Đối tượng được áp dụng chính sách là toàn bộ các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10%, ngoại trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ như:

Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh) áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT khi xuất hóa đơn cho các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế theo quy định.

Mặc dù nếu tiếp tục áp dụng chính sách giảm 2% thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng. Cụ thể là dự kiến giảm thu NSNN khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng trong năm 2024.

Tuy nhiên, chính sách này vẫn được Chính phủ đánh giá là cần thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại. Cụ thể hơn, chính sách có ý nghĩa trong việc tạo kích cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm được phục hồi, phát triển để đóng góp trở lại NSNN và nền kinh tế, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch:

Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

Khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT cần lưu ý:

- Tại cột "Thành tiền": ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;

- Tại dòng "Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ" ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu;

Đồng thời ghi chú "đã giảm...(số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15".

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau, thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 44, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức huế suất hoặc mứ tỷ lệ % để tính thuế VAT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 44, thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán tiến hành kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2% theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV được ban hàng kèm theo Nghị định 44 cùng Tờ khai thuế GTGT.