Số 5 Hoàng Diệu Hà Nội

Số 5 Hoàng Diệu Hà Nội

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

I. Trường THPT Hoàng Diệu Hà Nội Có Tốt Không

Trường cấp 2 Hoàng Diệu – Victoria là hệ thống trường liên cấp từ mầm non tới THPT với chương trình giáo dục chất lượng cao cùng cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng đào tạo ra những công dân toàn cầu. Trường có địa chỉ liên hệ:

Địa chỉ: Số 09 – Bùi Ngọc Dương – Phường Bạch Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (024) 3971 5863, (024) 3971 2930 Email: [email protected] Website: www.hvs.edu.vn

Đến với trường trung học phổ thông Hoàng Diệu – Victoria con bạn sẽ được học trong môi trường có những gì?

Có thể nói rất ít trường trên địa bàn Hà Nội có cơ sở vật chất hiện đại như trường Victoria Hoàng Diệu, trường được đầu tư hiện đại, khang trang với khu học các phòng có thiết bị như máy chiếu, máy tính, điều hòa ….hỗ trợ cho việc giảng dạy. Các phòng thực hành với các thiết bị mới nhất giúp các em thực hành những phần lý thuyết được học, các phòng học Tin trang bị đồng bộ máy tính.

Không chỉ vậy, trường có khu giáo dục thể chất rộng được đầu tư hiện đại có thể sử dụng cho các hội thi thể thao, văn nghệ, các chương trình, hội trại. Thư viện luôn được đầu tư và bổ sung đầu sách phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như tìm kiếm thông tin cho cả giáo viên và học sinh.

Trường phổ thông dân lập Hoàng Diệu – Victoria Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ đào tạo theo chuẩn chương trình của bộ DG – ĐT ngoài ra các học sinh sẽ được phân và đào tạo lớp nâng cao chuyên cho các khối A, B, C, đặc biệt chương trình tiếng Anh nâng cao sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các phụ huynh với mong muốn cho con du học từ rất sớm.

Một chương trình đặc biệt dành cho học sinh tài năng sẽ là vườn ươm mầm những tài năng cho đất nước, giúp các em có cơ hội học tập cũng như làm việc trên khắp thế giới.

Trường THPT Hoàng Diệu còn tổ chức lớp tiếng Anh, Nhật được đào tạo tích hợp cho chương trình “Xem mà học” để các em có thể vừa học vừa khám phá đất nước con người nơi đó. Mỗi tuần các em sẽ được bố trí và học với giáo viên bản xứ, các em còn được sinh hoạt trong các câu lạc bộ, kết bạn cũng như trò chuyện với các học sinh cùng cấp các nước đó. Đây có thể coi là chương trình hữu hiệu đặc biệt dành cho những học sinh của mình.

Đối với lớp T là các lớp tài năng sẽ có tổ chức thi tuyển đầu vào để chọn và phân loại học sinh thuận tiện cho đào tạo và học tập. Với các lớp V là lớp chất lượng cao sẽ học 2 buổi 1 ngày, để đảm bảo chất lượng trường cũng tổ chức thi đầu vào để phân luồng học sinh cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra.

Đối với lớp a&D học sinh sẽ được học nâng cao chuyên Tiếng Anh với 2 buổi 1 ngày với 35 học sinh 1 lớp. Hàng tuần sẽ có những buổi học với giáo viên bản xứ với sự trợ giúp của giáo viên trong trường giúp các em tiếp thi và làm quen với tiếng Anh tốt hơn.

Trường THPT Hoàng Diệu – Hà Nội có trong mình đội ngũ giáo viên giỏi, được tuyển chọn kỹ lưỡng trong các trường trên địa bàn Hà Nội, họ là những nhà giáo có đủ tâm huyết với nghề, với học sinh với mong muốn đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Họ là những giáo viên đủ tầm nhìn để định hướng cho học sinh, đủ năng lực tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào giảng dạy, sẵn sàng sử dụng các máy móc mới, hiện đại. Họ còn đủ tài để tạo ra những học sinh xuất chúng, thích ứng với nền công nghiệp hóa toàn cầu.

Bao nhiêu đó chưa đủ, trường thường xuyên có các đợt kiểm tra năng lực và bồi dưỡng nghiệp vụ. Tổ chức học tập các trường trong nước và nước ngoài, cử các giáo viên học tập nước phát triển, mang những gì họ học được về truyền đạt cho những học trò của mình.

Với phương thức xét tuyển, tuyển sinh trường THPT Hoàng Diệu hàng năm khoảng 150 học sinh khối 10, mỗi khối sẽ có 5 lớp trong đó có 2 lớp chọn A1 và D1. Để được vào 2 lớp chọn học sinh phải trải qua kỳ xét tuyển THPT và bài kiểm tra đầu vào do trường đề ra. Đối với 2 lớp truyền thông sẽ có phương thức xét tuyển, trường cũng nhận hồ sơ của cả học sinh ngoài Hà Nội với kết quả xét tuyển kết quả những năm học THCS.

Với mô hình dạy học tương tác, trường mang trên mình sứ mệnh xây dựng gia đình với các thành viên Vị tha, chính trực và ham học hỏi. Đào tạo ra những học sinh chất lượng: Sáng tạo, tự tin, kỷ luật, trách nhiệm, thích ứng, hòa nhập được với thời kỳ hội nhập, phát triển và cạnh tranh. Với tầm nhìn giữ gốc Việt để trở thành công dân toàn cầu.

Hãy là một ông bố, bà mẹ thông minh, lựa chọn cho con một ngôi trường đủ tốt, đủ tâm để gửi gắm tương lai, hoài bão cho chúng. Cần tư vấn, thắc mắc bạn có thể liên hệ tới trung tâm Gia sư Đăng Minh – trung tâm gia sư hàng Đầu Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ gia sư chất lượng, đảm bảo tiến bộ, các em sẽ được học thử và đổi gia sư theo ý muốn.

II. Học Phí Trường THPT Hoàng Diệu – Hà Nội

Học phí trường trung học phổ thôn Hoàng Diệu được coi là rất hợp lý, với khối 12 lớp A, D, T là 1.450.000đ/ tháng kèm theo các khoản thu nếu các em học thêm và ăn trưa tại trường.

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). Gia đình ông có bảy anh em thì một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân và hai người đỗ tú tài trong các kì thi dưới thời vua Tự Đức.

Chân dung Tổng đốc Hoàng Diệu – Tranh tư liệu

Ông được đánh giá là một vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng hết sức vì nước vì dân và từng lập được nhiều quân công.

Sau khi đại uý quân đội Pháp Garnier cùng một phần toán binh sĩ chiếm thành Hà Nội trúng mưu Tôn Thất Thuyết và Hoàng Tá Viêm, rơi vào ổ phục kích và tử trận, liệu đường không giữ nổi những vùng đất Bắc đã chiếm đóng được, Pháp buộc phải kí hoà ước trả lại thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định cho Việt Nam. Tuy nhiên, dã tâm tiến quân tái chiếm Hà Nội của Pháp là điều mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy được.

Trước dã tâm của Pháp, việc trấn giữ thành Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp bách, khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ ấy được vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu.

Được phong làm Tổng đốc Hà Ninh, vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc xây dựng, sửa chữa và củng cố thành luỹ, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng nghênh địch.

Nhận thấy lực lượng trấn thành binh mỏng khí thô, Hoàng Diệu nhiều lần dâng sớ xin triều đình tri viện. Nhưng khi ấy, Pháp đã chiếm gọn Nam Bộ, triều đình ở Huế hoảng loạn, nội tình mâu thuẫn rối ren, phe chủ bại lấn lướt phe chủ chiến. Bởi vậy, sớ dâng của Hoàng Diệu không được hồi âm.

Thấy triều đình nhà Nguyễn đã run sợ, Pháp tìm cách gây sự hòng đưa quân ra Bắc. Năm 1882, lấy cớ Việt Nam vi phạm Hiệp ước 1873 giao thiệp với Trung Hoa và dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, Pháp phái 400 quân sĩ dưới sự chỉ huy của đại tá Henri Rivière ra Bắc, đóng tại Đồn Thuỷ cách thành Hà Nội 5km về phía Bắc sẵn sàng chờ lệnh.

Biết rằng người Pháp đang “giở trò”, một mặt, Hoàng Diệu hạ lệnh giới nghiêm thành Hà Nội, yêu cầu các tỉnh xung quanh sẵn sàng chiến đấu, mặt khác, ông yêu cầu triều đình Huế gửi viện binh.

Lúc này, nhà vua cùng phe chủ bại chỉ lo làm mất lòng người Pháp sẽ không bảo toàn được ngai vàng và triều đình. Để xoa dịu người Pháp, không những không gửi thêm viện binh, vua Tự Đức còn hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu.

Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25 tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ và đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.

Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình. Nhưng Henri Rivière không hề đếm xỉa tới. Đúng 8h15 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.

Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Sau đó, người này thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Chẳng những thế, Bá còn tự tay thảo sớ dâng vua đổ tội cho Hoàng Diệu, xin Pháp cho được làm Tổng đốc Hà Ninh thay Hoàng Diệu.

Trước đó, chính Tôn Thức Bá đã cùng với quan Tổng đốc Hoàng Diệu và các bạn đồng liêu là Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển và Lãnh binh Lê Trực uống máu ăn thề quyết tử với thành Hà Nội.

Dẫu biết rằng có người tâm phúc tạo phản và hoả binh Pháp mạnh hơn nhiều lần, nhưng Hoàng Diệu vẫn chỉ đạo quân dân quyết chiến bảo vệ thành. Sự kháng cự quyết liệt của quân dân thành Hà Nội khiến quân Pháp thiệt hại nặng nề. Chúng phải lui binh ra ngoài tầm bắn của quân dân Hà thành để bảo toàn lực lượng.

Tuy vậy, một biến cố bất ngờ xảy đến khiến đội quân của Hoàng Diệu rối ren – kho thuốc súng trong thành nổ tung khiến khói bụi mịt mù bao phủ khắp thành. Quân Pháp thừa cơ tấn công mạnh mẽ. Chỉ trong chốc lát, cổng Tây thành Hà Nội bị phá tan tành.

Trong lúc quân ta chưa kịp định thần, quân Pháp đã ùa cả vào thành. Quan binh dưới chướng Tổng đốc Hoàng Diệu cả kinh bỏ thành chạy thoát thân.

Dù quyết tâm bảo vệ thành, nhưng trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.

Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn quấn đầu thắt cổ tự vẫn để không rơi vào tay giặc. Trong bức di biểu gửi nhà vua, Hoàng Diệu viết:

“Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…”.

Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu thà chết chứ không chịu luồn mình dưới chân giặc, nhân dân và sĩ phu Hà thành lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.

Tôn Thất Thuyết – một sĩ phu nổi tiếng theo đường lối chống Pháp – thương tiếc Hoàng Diệu mà viết lên đôi câu đối:

“Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm”

“Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước Bình sinh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm”.

Ngày nay, tên của ông được chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội kính cẩn đặt thành tên con đường chạy phía Tây thành cổ, song song với phố Nguyễn Tri Phương. Bàn thờ ông cũng được lập bên cạnh bàn thờ quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trên vọng lâu Bắc Môn quanh năm mở cửa để nhân dân lúc nào cũng có thể tới thắp nhang tri ân hai vị anh hùng quên mình vì thành Hà Nội.

Tượng thờ Tổng đốc Hoàng Diệu trên vọng lâu Bắc Môn