Người lao động thuộc diện được phép đi XKLĐ thời vụ Hàn Quốc cần đáp ứng những điều kiện nào và phải tham gia những chương trình gì trước khi xuất cảnh?
Người lao động thuộc diện được phép đi XKLĐ thời vụ Hàn Quốc cần đáp ứng những điều kiện nào và phải tham gia những chương trình gì trước khi xuất cảnh?
Theo khoản 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định về XKLĐ thời vụ Hàn Quốc:
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp… đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
Như vậy, những đối tượng nào được phép đi XKLĐ thời vụ Hàn Quốc theo quy định hiện nay, bao gồm:
Xem thêm: Cách đăng ký đi xuất khẩu Hàn Quốc theo Chương trình EPS?
Theo khoản 3.3 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng và quản lý người lao động trong chương trình XKLĐ thời vụ Hàn Quốc phải đáp ứng các tiêu chí sau:
3.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng và quản lý người lao động
– Thực hiện các biện pháp đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng (quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện hợp đồng, xử phạt vi phạm hành chính, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động,…) phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và pháp luật trong nước; thỏa thuận với bên tiếp nhận về biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc để hạn chế tình trạng người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai địa phương và hợp tác lao động giữa hai nước.
– Có cơ chế theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình công dân Việt Nam lao động ở Hàn Quốc, không để xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài; Phối hợp với địa phương của Hàn Quốc giải quyết kịp thời các phát sinh; Hai địa phương có trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc quản lý, hỗ trợ và bảo vệ người lao động thời vụ.
Hàng năm, phía Hàn Quốc sẽ xem xét dừng việc tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ của địa phương nước ngoài nếu năm trước đó có tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng cao hơn 10%. Ngoài ra sẽ xem xét dừng tiếp nhận lao động từ quốc gia có tổng tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng vượt quá 50%.
Lưu ý: Các điều khoản sử dụng trong bài viết này chỉ áp dụng cho trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (XKLĐ thời vụ Hàn Quốc) theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Trên đây là những quy định và yêu cầu dành cho người XKLĐ thời vụ Hàn Quốc theo Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022. Việc tuân thủ các điều kiện và tham gia các chương trình đào tạo, cũng như đảm bảo thực hiện hợp đồng và quản lý người lao động theo đúng tiêu chí quy định, sẽ giúp người lao động có được trải nghiệm làm việc an toàn, hiệu quả và hợp pháp tại Hàn Quốc.
Theo khoản 3.2 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định về XKLĐ thời vụ Hàn Quốc:
3.2. Đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, tuyên truyền vận động người lao động thực hiện đúng hợp đồng, pháp luật
– Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh trong đó chú trọng giáo dục chính sách pháp luật và các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động, người dân về các quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, không vi phạm hợp đồng, pháp luật xuất nhập cảnh trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và hợp tác giữa hai địa phương.
– Thông báo công khai, minh bạch các khoản chi phí liên quan đến việc đào tạo tiếng Hàn, kiểm tra sức khỏe, làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các chi phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương (nếu có).
Theo quy định trên, người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trước khi xuất cảnh phải tham gia các lớp đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, và tuyên truyền vận động nhằm đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng và pháp luật.
Xem thêm: Chi phí đi xuất khẩu Hàn Quốc 2024 Visa E9 bao nhiêu tiền?