Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí, tư vấn các vấn đề bên nhận tư vấn đưa ra và giao kết quả cho bên thuê tư vấn.
Bên tư vấn phải thực hiện các hành vi pháp lí, tư vấn các vấn đề bên nhận tư vấn đưa ra và giao kết quả cho bên thuê tư vấn.
Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
Bên tư vấn và bên sử dụng dịch vụ tư vấn tức bên A và bên B ghi rõ tên, người đại diện, chức vụ, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
Đối tượng hợp đồng: ghi rõ nội dung tư vấn mà hai bên đã thỏa thuận;
Phí tư vấn và phương thức thanh toán được hai bên thỏa thuận và ghi đúng, chính xác;
– Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật.
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ tư vấn thường xuyên là bên tư vấn và bên nhận tư vấn.
Bên tư vấn có thể là trung tâm tư vấn pháp luật hoặc người tư vấn pháp luật.
– Đối với trung tâm tư vấn pháp luật, Theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật:
“1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.”
Theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.”
Bên nhận tư vấn là cá nhân, tổ chức, pháp nhân có nhu cầu tư vấn, bên nhận tư vấn tìm đến bên tư vấn để được nhận tư vấn.
Đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên là việc tư vấn. Bên tư vấn sẽ thực hiện tư vấn những nội dung mà bên tư vấn yêu cầu, bên nhận tư vấn sẽ tham khảo ý kiến tư vấn và trả tiền dịch vụ cho bên tư vấn.
Điều kiện hợp đồng cung cấp dịch vụ phi tư vấn với nhà thầu theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ được quy định tại Phần 3 Mẫu số 5A ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
Điều kiện hợp đồng bao gồm E-ĐKC, E-ĐKCT của Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng (nếu có) thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
E-ĐKC của Hợp đồng được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này. E-ĐKCT quy định cụ thể các nội dung tương ứng với E-ĐKC khi áp dụng đối với từng gói thầu nhằm bổ sung thông tin cần thiết để hoàn chỉnh hợp đồng, đảm bảo tính khả thi cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Chủ đầu tư, Bên mời thầu có thể áp dụng loại hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, hợp đồng theo thời gian.
Đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra, Chủ đầu tư, Bên mời thầu xem xét áp dụng điều khoản giảm trừ thanh toán căn cứ vào chất lượng đầu ra của dịch vụ. Theo đó, tùy theo chất lượng đầu ra mà nhà thầu sẽ được thanh toán với giá trị khác nhau. Nếu nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu của E-HSMT, nhà thầu sẽ được thanh toán 100% giá trị hợp đồng. Nếu nhà thầu không đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã đề xuất thì nhà thầu chỉ được thanh toán tương ứng với chất lượng đã hoàn thành.
Để áp dụng điều khoản về giảm trừ thanh toán, Chủ đầu tư, Bên mời thầu cần xây dựng phụ lục Hợp đồng, trong đó nêu rõ yêu cầu về chất lượng đầu ra; mức độ chất lượng có thể chấp nhận được; biện pháp kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ đáp ứng về chất lượng của dịch vụ do nhà thầu cung cấp (ví dụ lấy mẫu phân tích); mức độ giảm trừ thanh toán theo kỳ thanh toán.
Chỉ nên đưa các hạng mục có thể kiểm tra, đánh giá, xác định chất lượng vào danh mục giảm trừ thanh toán để làm cơ sở thanh toán giữa hai bên, tránh phát sinh tranh chấp trong quá trình thanh toán hợp đồng.
Trường hợp Chủ đầu tư, Bên mời thầu có nguồn lực tài chính để khuyến khích nhà thầu khi nhà thầu hoàn thành việc cung cấp dịch vụ với chất lượng xuất sắc, có thể bổ sung điều khoản về “tăng giá trị thanh toán” trên nguyên tắc tương tự như đối với điều khoản giảm trừ thanh toán vào E-ĐKC và E-ĐKCT.
Đối với hợp đồng theo thời gian, có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; sửa chữa, bảo trì công trình, máy móc, thiết bị. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, chỉ có thể áp dụng cho gói thầu bảo hiểm công trình mà giá trị hợp đồng được xác định chính xác trên cơ sở giá trị công trình thực tế được nghiệm thu.
Trừ khi có quy định khác, toàn bộ E-ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành E-HSMT.
Chủ đầu tư:_______ [ghi tên, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, điện thoại, fax, email của Chủ đầu tư và đại diện ủy quyền (nếu có)].
Nhà thầu:________ [ghi tên, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, điện thoại, fax, email của Nhà thầu].
Quy định về định dạng của file đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
(1) Tệp tin (file) đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải bảo đảm:
- Các file mở, đọc được bằng các phần mềm thông dụng như:
+ Các phần mềm đọc, soạn thảo văn bản MS Office hoặc Open Office; các phần mềm đọc file PDF;
+ Các phần mềm thiết kế thông dụng như AutoCad, Photoshop;
+ Phần mềm đọc file ảnh tích hợp sẵn trên Hệ điều hành Windows.
Các file sử dụng phông chữ thuộc bảng mã Unicode;
- Các file nén mở được bằng các phần mềm giải nén thông dụng như phần mềm giải nén ZIP tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows hoặc phần mềm giải nén Rar hoặc 7Zip.
Trường hợp sử dụng file nén, các file sau khi giải nén phải có định dạng quy định tại mục (1);
- Không bị nhiễm virus, không bị lỗi, hỏng và không thiết lập mật khẩu.
(2) Trường hợp file đính kèm trong hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT không đáp ứng quy định tại mục (1) hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì bên mời thầu phải đăng tải và phát hành lại toàn bộ hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT.
(3) Trường hợp file đính kèm trong E-HSDT, E-HSQT, E-HSDST không đáp ứng quy định tại mục (1) dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì các file này không được xem xét, đánh giá.
Theo Điều 513 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, người tư vấn phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Như vậy hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là sự thỏa thuận giữa bên tư vấn và bên nhận tư vấn về các nội dung liên quan đến vấn đề tư vấn, theo đó bên tư vấn sẽ thực hiện việc tư vấn pháp luật cho bên yêu cầu và bên yêu cầu tư vấn sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên tư vấn.
Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật bao gồm:
– Thông tin của bên tư vấn và bên yêu cầu tư vấn;
– Đối tượng của hợp đồng: là nội dung tư vấn của hợp đồng;
– Phạm vi tư vấn, phương thức tư vấn và thời hạn tư vấn: phạm vi và phương thức và thời hạn được hai bên thỏa thuận;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên: các quyền của bên tư vấn như yêu cầu bên nhận tư vấn cung cấp đầu đủ tài liệu, thanh toán phí.. bên tư vấn phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung tư vấn đã quy định; bên nhận tư vấn có quyền nhận được kết quả tư vấn, có nghĩa vụ cung cấp tài liệu và thanh toán phí tư vấn…