Dân Ca Giao Duyên Của Các Dân Tộc Ở Lai Châu

Dân Ca Giao Duyên Của Các Dân Tộc Ở Lai Châu

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê năm 2019 của Cục Thống kê: ngoài người Kinh chiếm đa số, còn có 19 dân tộc thiểu số khác (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, người Khmer chiếm 2,21% (22.630 người); người Hoa chiếm 0,35% (3.627 người); các dân tộc khác chiếm 0,03 % (339 người).

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê năm 2019 của Cục Thống kê: ngoài người Kinh chiếm đa số, còn có 19 dân tộc thiểu số khác (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, người Khmer chiếm 2,21% (22.630 người); người Hoa chiếm 0,35% (3.627 người); các dân tộc khác chiếm 0,03 % (339 người).

Trải qua chiến tranh ác liệt, Nhân dân ta càng thêm trân trọng giá trị của độc lập, tự do

PV: Khi vận nước lâm nguy, lời thề độc lập chính là tiếng nói hiệu triệu toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, dẫu phải hi sinh, chúng ta cũng quyết giành cho được hòa bình, độc lập. Và điều này được minh chứng rõ nét, sinh động trong cuộc đương đấu với đế quốc Mỹ, thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên?

TS Nguyễn Thị Liên: Ngày 17/7/1966, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong lời kêu gọi lịch sử ấy, có câu nói nổi tiếng bất hủ và đã trở thành chân lý của mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Lời kêu gọi có ý nghĩa như một cuộc vận động lớn, để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc thống nhất ý chí, thống nhất niềm tin, củng cố ý chí để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trải qua chiến tranh ác liệt, Nhân dân ta càng thêm trân trọng những giá trị của độc lập và tự do. Đất nước Việt Nam khi ấy nhỏ bé về địa lý, kiệt quệ về tài chính bởi chính sách vơ vét, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Nhưng nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục được. Chúng ta đã vượt qua.

PV: Thưa tiến sĩ, từ tinh thần quật khởi của dân tộc ta trong những ngày đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bà suy nghĩ thế nào về sức mạnh của tinh thần yêu nước Việt Nam trong suốt hành trình đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ núi sông, bờ cõi?

TS Nguyễn Thị Liên: Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc kiên cường, bền bỉ trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống nhà Hán đô hộ, đến chiến thắng Đường, Tống, Nguyên, Minh, đánh bại 200.000 quân xâm lược nhà Thanh cuối thế kỷ XVIII, đã chứng minh hùng hồn tinh thần yêu nước, quật khởi của nhân dân ta.

Những chiến công hiển hách ấy không chỉ nói lên tinh thần yêu nước, sự đồng tâm nhất trí giữ nước và dựng nước của ông cha ta mà còn khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử, sức dân là vô địch. Chính những người dân chân lấm, tay bùn, biết bao đời lao động cần cù, hai sương một nắng, đã dời núi, lấp biển dựng nên hình hài Tổ quốc. Và đã biết bao lần mang xương máu của mình tạo nên bức tường thành vững chắc để giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước tươi đẹp của chúng ta.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

PV: Trong chiến tranh hay hòa bình, trong khó khăn hay thuận lợi thì Đảng ta cũng luôn kiên định, kiên trì mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì sao chúng ta phải luôn gắn kết hai mệnh đề này chặt chẽ với nhau như vậy?

TS Nguyễn Thị Liên: Trước hết cần khẳng định, độc lập dân tộc và CNXH có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo của mình. Như vậy, phải giành được độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội và có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân tộc.

PV: Nếu tách rời độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội thì hệ lụy sẽ như thế nào?

TS Nguyễn Thị Liên: Đã có thời điểm các Đảng Cộng sản phải trả giá cho những sai lầm, khuyết điểm. Mà chúng ta cũng thấy một minh chứng rõ ràng, đó là thời kỳ sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó chính là ví dụ rõ nét nhất. Song, cần nhận thấy, đây là sự sụp đổ của một mô hình cũ, cụ thể của CNXH đã lạc hậu. Quá trình lãnh đạo cách mạng thì Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo ấy, thì Đảng và Nhân dân ta vừa thực hiện vừa gắn với nghiên cứu, đánh giá và dự kiến những mô hình phù hợp, những bước đi phù hợp với từng giai đoạn.

PV: Trong bối cảnh thế giới còn đầy những bất ổn, chiến tranh, xung đột thì Việt Nam chúng ta vẫn giữ được hòa bình ổn định. Đó là minh chứng sinh động, rõ nét khẳng định con đường mà chúng ta lựa chọn là đúng đắn?

TS Nguyễn Thị Liên: Chúng ta cũng biết là, hiện nay, mặc dù hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo, song những diễn biến phức tạp, mất ổn định giữa các nước trong khu vực hay trên thế giới vẫn diễn ra, tồn tại những bất ổn. Và những bất ổn này là nguyên nhân dẫn tới xung đột, bùng phát xung đột, thậm chí là những xung đột sắc tộc, tôn giáo tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, can thiệp lật đổ…vẫn cứ diễn biến phức tạp. Các điểm nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu. Trước những diễn biến phức tạp, bất ổn như thế, chúng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đem lại độc lập, tự chủ thực sự cho nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

PV: Mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước lại đặt ra cho chúng ta những cơ hội, thách thức mới. Vậy trong tình hình hiện nay, thì đâu được coi là mẫu số chung để chúng ta có thể quy tụ, tập hợp được sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân?

TS Nguyễn Thị Liên: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Sau này, tư tưởng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy là mục tiêu đó cũng chính là đích đến quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đồng nhất giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với mục tiêu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho thấy sự hòa quyện giữa ý Đảng - Lòng dân; giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với nguyện vọng của toàn thể nhân dân, xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc là giá trị cốt lõi, là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc có dân số ít ở Việt Nam. Người Cờ Lao ở Việt Nam vốn từ Trung Quốc di cư sang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các nhóm Cờ Lao đã di cư dần xuống phía Nam rồi vào Việt Nam. Những người Cờ Lao đầu tiên tới Việt Nam sớm nhất là cách đây khoảng từ 150 đến 200 năm. Những đợt di cư cuối cùng của họ đã chấm dứt cách đây khoảng 60 - 80 năm.

Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số dân tộc Cờ Lao là 4.003 người, trong đó nam là 2.005 người, nữ là 1.998 người.

Dân tộc Cờ Lao chỉ cư trú ở tỉnh Hà Giang, gồm vùng cao núi đá, núi đất (các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì), vùng giữa (huyện Yên Minh) và vùng thấp (hai huyện Vị Xuyên, Bắc Quang).

Người Cờ Lao vẫn giữ được những nếp nhà truyền thống. (Ảnh: TTXVN)

Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao đỏ, Cờ Lao xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.

Giáo dục: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 58,2%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 103,4%. Tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học cơ sở là 83,1%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học phổ thông là 37,4%, tỷ lệ trẻ em ngoài trường là 17,6%.

Thiết chế xã hội: Dưới thời Pháp thuộc, các chủ đất - những người có công khai phá lập làng, trưởng dòng họ được chính quyền bổ nhiệm giữ chức mã phải cai quản 1 - 2 làng hoặc mù lao cai quản vài gia đình. Ngày nay, hệ thống quản lý hành chính cơ sở đã được thực hiện ở tất cả các cấp, trong đó làng của người Cờ Lao là cấp cơ sở của tổ chức hành chính cấp xã.

Tôn giáo, tín ngưỡng: Có thể nói, so với các yếu tố văn hóa vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng của người Cờ Lao rất ít thay đổi. Đồng bào vẫn giữ quan niệm về ba bộ phận cấu thành nên thế giới (trời, đất và nước), tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.

Nhà ở: Đồng bào Cờ Lao ở nhà đất, phổ biến là ba gian, hai chái. Phần lớn nhà ở của người Cờ Lao là nhà trình tường, lợp ngói máng.

Trang phục: Bộ y phục của nam giới gồm có mũ, áo và quần. Quần màu chàm hoặc màu đen, ống rộng, dài đến mắt cá chân, không có túi. Áo màu chàm hay màu đen dạng cổ đứng, xẻ ngực, có khuy bằng vải. Áo xẻ tà, thường có bốn túi không nắp.

Trang phục nữ, chủ yếu sử dụng quần, khăn, áo, dây lưng, xà cạp và ở một số địa phương đồng bào còn sử dụng tạp dề như người H’Mông.

Ẩm thực: Về ăn, thức ăn của người Cờ Lao chủ yếu được chế biến từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Thức ăn được chế biến từ các sản phẩm chăn nuôi gồm gà, lợn và dê.

Nghệ thuật: Người Cờ Lao vẫn truyền lại cho con cháu những câu chuyện kể về lịch sử di cư, sự tích chiếc váy cổ truyền, việc cưới xin trước đây, chuyện bị đánh rụng răng.

Ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là hoạt động sản xuất chính của người Cờ Lao (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Nhóm Cờ Lao xanh và Cờ Lao trắng phân bố ở hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc sống dựa chủ yếu vào nương định canh, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Nhóm Cờ Lao đỏ phân bố ở hai huyện Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều núi đất và thung lũng, làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Ngoài cây lương thực chính, người Cờ Lao còn trồng nhiều loại đậu, rau xanh và các loại cây trồng khác. Đối với mọi gia đình Cờ Lao, đây là hoạt động kinh tế không thể thiếu. Chăn nuôi không chỉ chủ yếu cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất, thực phẩm cho các hoạt động liên quan đến ma chay, cưới xin, lễ tết.

Cũng như chăn nuôi, thủ công gia đình chỉ là nghề phụ. Nghề mộc là hoạt động thủ công gia đình đã có từ lâu đời và khá phát triển trong các gia đình Cờ Lao. Nghề nấu rượu ngô không phải là nghề truyền thống nổi trội trong cộng đồng người Cờ Lao, rượu ngô của đồng bào đã trở thành một mặt hàng được nhiều người biết đến.

Hái lượm, cũng như săn bắn và đánh bắt thủy sản, thay vì đóng vai trò là một trong các hoạt động sinh kế chủ yếu như trước đây, hái lượm cũng chỉ là một hoạt động bổ trợ cho hoạt động nông nghiệp của đồng bào Cờ Lao.

BHG - Người Cờ Lao, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) là một trong hai nhóm Cờ Lao hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Mặc dù chỉ chiếm 1,38% dân số toàn huyện, nhưng đến nay, những nét văn hóa đặc sắc vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và phát huy.

Người Cờ Lao xã Túng Sán hiện có khoảng 200 hộ, sinh sống tập trung ở các thôn: Tả Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn. Mặc dù sự giao thoa văn hóa những năm gần đây diễn ra ngày càng phổ biến nhưng người Cờ Lao vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng trong các nghi lễ như: Lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ Cầu mùa, Lễ cúng Hoàng Vần Thùng…

Với tín ngưỡng nông nghiệp chủ đạo là canh tác ngô, lúa, vì vậy hàng năm sau khi thu hoạch xong; lúa, ngô đã chất đầy bồ, các bản làng người Cờ Lao lại tổ chức lễ Cầu mùa. Các gia đình thường chuẩn bị gà luộc và các sản phẩm nông nghiệp khác do chính người dân làm ra như xôi, rượu trắng, thịt lợn, hoa quả cùng tiền vàng và hương. Thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cơ bản để cảm tạ thần linh, trời đất và tổ tiên đã ban cho mùa màng bội thu. Đồng thời, cầu xin các vị thần linh tiếp tục phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, lúa ngô tươi tốt vào những mùa vụ sau. Lễ Cầu mùa là nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp đặc trưng của người Cờ Lao.

Cùng với đó, người Cờ Lao xã Túng Sán hiện vẫn còn gìn giữ được nhiều nghi thức truyền thống trong tục cưới hỏi. Vào dịp cuối năm, các chàng trai, cô gái đến nhà nhau để tâm sự và hát giao duyên. Nếu cô gái nhận lời tỏ tình của chàng trai và đồng ý nên duyên vợ chồng thì mùa Xuân năm sau, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đến để thống nhất thời gian ăn hỏi và ngày cưới. Trước ngày cưới một ngày, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái làm thủ tục xin dâu. Lễ vật gồm: Gạo, thịt lợn mỗi thứ 30 - 40 kg, rượu 30 chai, 2 - 5 bộ quần áo mới cho cô dâu và một con nghé. Trong lễ cưới, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi. Mọi người thường hát những bài hát truyền thống như: Mời rượu, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, Sáng cố (kể về nguồn gốc loài người), các điệu giao duyên, lời răn dạy vợ chồng trẻ…

Người Cờ Lao có tín ngưỡng thờ cúng Hoàng Vần Thùng, người có công khai thiên, lập địa và giúp nhân dân trong vùng khai khẩn đất đai, đánh đuổi thú dữ, kẻ thù, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Vì vậy, ông được coi như vị Thành Hoàng của các tộc họ người Cờ Lao. Để tưởng nhớ công ơn của ông, vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, các tộc họ người Cờ Lao tổ chức cúng tế tại miếu thờ. Miếu thờ Hoàng Vần Thùng được lập tại đỉnh núi cao nhất của dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận thôn Tả Chải, xã Túng Sán. Trước khi cúng tế khoảng 10 ngày, già làng hoặc trưởng bản đi thông báo cho các trưởng họ về thời gian tổ chức cúng tế các trưởng họ thông báo cho các gia đình chuẩn bị lễ vật. Mỗi gia đình trong làng sẽ góp 1 - 2 kg gà hoặc thịt lợn, gạo, rượu, rau, tiền vàng, hương… Sau khi thầy cúng hoàn thành phần nghi lễ, các gia đình sẽ tụ họp, cùng nhau ăn uống và giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi hát dân ca, hát đối đáp giao duyên; tạo nên không khí sôi động, thể hiện tính gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng tộc người Cờ Lao.

Ngoài ra, các nghi lễ khác như lễ đặt tên, lễ trưởng thành được người Cờ Lao duy trì qua nhiều thế hệ. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điểm nhấn trong thu hút du lịch của địa phương.

Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa của dân tộc.

Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm nay, chúng tôi đã tìm đến Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) để được “thực mục sở thị” hai Bảo vật quốc gia gồm “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946”, “Sưu tập phác thảo các mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước” và được chạm tay vào những hiện vật vô cùng quý giá - đó là những tập bản thảo của Quốc huy, Quốc ca Việt Nam; tìm hiểu về ý nghĩa và lịch sử ra đời của Quốc kỳ Việt Nam.

Quốc huy được phác thảo bởi họa sĩ tài danh Bùi Trang Chước. Quốc huy Việt Nam là biểu tượng được khắc họa rất cô đọng, đầy đủ và xúc tích về truyền thống lịch sử, văn hóa cũng như đất nước và con người Việt Nam. Quốc huy Việt Nam hàm chứa khát vọng tha thiết về một nền hòa bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng bạn bè quốc tế trên khắp châu lục.

Với nội dung, bố cục chặt chẽ, cùng tổng hợp các chi tiết nên Quốc huy đẹp về hình thức, trang trọng và ý nghĩa về giá trị và biểu tượng hàm ý đại diện pháp lý của Nhà nước Việt Nam, về chủ quyền dân tộc thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Mỗi quốc gia đều có quốc kỳ riêng gắn với lịch sử, truyền thống của dân tộc mình. Quốc kỳ Việt Nam là lá Cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng thiêng liêng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam; thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam, khẳng định một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, diễn ra vào đêm 22 rạng sáng ngày 23-11-1940, ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ, trở thành ngọn cờ Độc lập. Và cho đến bây giờ, với mỗi người dân Việt Nam, màu cờ, màu của Tổ quốc luôn in đậm trong trái tim các thế hệ. Quốc kỳ Việt Nam chứa đựng hồn thiêng sông núi của dân tộc, là biểu tượng thiêng liêng của lòng dân, của ý chí Việt Nam.

Về bài hát Quốc ca Việt Nam, như nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã từng chia sẻ: Quốc ca đã trở thành một phần giá trị tinh thần song hành cùng lịch sử dân tộc. Quốc ca là quốc hồn, quốc túy, là tinh thần dân tộc được kết tinh qua giai điệu, lời ca. Âm nhạc ấy được bao thế hệ người dân Việt Nam hát vang đầy tự hào, đặc biệt là chiến sĩ, đồng bào đã đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ từng hát, nâng niu, trân trọng như một báu vật của dân tộc.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một trong 4 Trung tâm trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đang giữ gìn các tài liệu lưu trữ từ ngày 2-9-1945 trở lại đây và một số tài liệu trong quá trình kháng chiến trước đó. Trong khối tài liệu đó thì Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca là những tài liệu vô cùng quý giá.

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết: “Với một đất nước thì bài hát Quốc ca, biểu trưng và các biểu tượng vô cùng thiêng liêng để khi mỗi cá nhân nhìn thấy, nghe thấy thì sẽ được truyền cảm hứng, truyền tinh thần và lòng tự hào dân tộc, để có thêm sức mạnh tinh thần trong công cuộc xây dựng Tổ quốc.

Vì nhận thức được ý nghĩa của Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca nên những người làm công tác lưu trữ luôn trân quý và có nhiều sáng tạo trong việc đưa những nội dung liên quan đến Bảo vật quốc gia để tổ chức các triển lãm, xuất bản các cuốn sách. Hơn nữa, trong các cuộc triển lãm, chúng tôi không chỉ giới thiệu Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca đã được lựa chọn mà chúng tôi còn giới thiệu về quá trình hình thành của những biểu trưng tiêu biểu của dân tộc được ra đời như thế nào và lựa chọn ra sao để người xem có thể thấy được sự cẩn trọng, kỹ lưỡng của các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trước đây trong việc xác định cho dân tộc những biểu trưng vô cùng quan trọng của đất nước.

Bằng chứng lịch sử quý giá được gìn giữ để truyền cho thế hệ mai sau

Bước vào kho lưu trữ những Bảo vật Quốc gia  -nơi mà cán bộ, nhân viên ở đây luôn coi công tác bảo quản là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, chúng tôi được thấy không gian bảo quản hiện vật được sắp xếp khoa học, ngăn nắp và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng từ 18 đến 20 độ C, độ ẩm 50%. Ngoài ra, công tác bảo quản khử trùng tài liệu, vệ sinh kho…được duy trì thường xuyên để kéo dài tuổi thọ của tài liệu. Chứng kiến sự cẩn trọng, nâng niu và chăm chút tỉ mỉ từng hiện vật của các cán bộ, nhân viên nơi đây, chúng tôi tin rằng, những Bảo vật quốc gia, tài liệu mang hồn cốt dân tộc sẽ được gìn gìn để truyền lại cho những thế hệ kế tiếp.

Nói về công tác bảo quản ở đây, anh Võ Thiết Cương, Trưởng phòng bảo quản (Trung tâm lưu trữ Quốc gia III) cho biết:  “Ngoài các thiết bị bảo quản như máy hút ẩm, điều hòa trung tâm và hệ thống thông gió thì chúng tôi cũng đã và sẽ ứng dụng công nghệ số vào bảo quản, số hóa để kéo dài tuổi thọ của tài liệu. Độc giả có thể đến đọc trực tiếp trên máy tính. Hiện nay, chúng tôi đã số hóa được khoảng 7 triệu trang ảnh”.

Vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9 năm nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức triển lãm trực tuyến “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”, giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được lựa chọn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III và một số tài liệu do gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước, gia đình nhạc sĩ Văn Cao, Nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến và các cơ quan, các cá nhân cung cấp. Triển lãm gồm 3 phần với các chủ đề: Quốc kỳ - Cờ đỏ sao vàng: Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam; Quốc ca: Giai điệu thiêng liêng, tự hào; Quốc huy: Biểu tượng.

Chia sẻ cảm xúc khi xem triển lãm trực tuyến, bà Trịnh Thị Kim Oanh (Đại học Nội vụ Hà Nội) nhấn mạnh: Tại không gian triển lãm này, lần đầu tiên các con của tôi được hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa của dân tộc. Tôi tin chắc rằng, những thông tin mà các con tôi thu được tại không gian triển lãm sẽ làm cho chúng tự hào hơn, yêu đất nước Việt Nam hơn nữa”.

Khi xem triển lãm trực tuyến, em Hoàng Khánh Linh - học sinh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho biết: “Là học sinh chuyên Sử nên em rất thích xem những tài liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử của dân tộc. Những triển lãm trực tuyến như thế này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong việc học. Qua đó, em cũng hiểu hơn về sự ra đời của Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy của đất nước mình”.

Tài liệu lưu trữ quốc gia là những bằng chứng lịch sử quý giá chứa đựng những thông tin xác thực về nhiều vấn đề, sự kiện thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phản ánh thành tựu sáng tạo của nhân dân qua các thời kỳ, góp phần xác lập, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Những tài liệu này không chỉ có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử mà còn có giá trị đặc biệt trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.