Chi Tiêu Cho Quốc Phòng Của Việt Nam

Chi Tiêu Cho Quốc Phòng Của Việt Nam

Một binh sĩ đang sửa chữa máy bay không người lái (drone) tại Nga - Ảnh: IZVESTIA

Một binh sĩ đang sửa chữa máy bay không người lái (drone) tại Nga - Ảnh: IZVESTIA

Du khách Hàn Quốc chi tiêu mạnh tại Việt Nam: Dữ liệu từ Bộ phận Phân tích và Tư vấn Visa

Báo cáo mới nhất của Visa cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu châu Á được du khách Hàn Quốc yêu thích, với mức tăng trưởng chi tiêu ấn tượng tại các thành phố du lịch mới nổi.

Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố phân tích mới nhất cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến được du khách Hàn Quốc ưa chuộng. Xu hướng này được Bộ phận Phân tích và Tư vấn Visa (VCA) – khối chuyên gia tư vấn về thanh toán của Visa – ghi nhận dựa trên dữ liệu từ mạng lưới VisaNet1. Theo đó, chi tiêu dịch vụ lưu trú của khách du lịch Hàn Quốc đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2024, khẳng định sức hấp dẫn của Việt Nam cho các kỳ nghỉ dưỡng. Ngoài ra, tỉ lệ sử dụng thanh toán không tiếp xúc tại các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng tăng mạnh, từ 15% lên 33%.

Theo dữ liệu từ nghiên cứu Green Shoots Radar của Visa , hoạt động du lịch của người Hàn Quốc đã phục hồi trong năm qua, với 37% đi du lịch hoặc công tác, tăng so với mức 23% của năm trước. Nghiên cứu này đồng thời ghi nhận Việt Nam là điểm đến phổ biến thứ hai đối với du khách Hàn Quốc (16%), chỉ sau Nhật Bản (54%) và ngang bằng với Úc (16%). Theo Tổng cục Thông kê Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2024, với hơn 1,2 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, Việt Nam là điểm đến hàng đầu của du khách Hàn Quốc trong mùa Hè 2024, chiếm 13,7% tổng lượng khách du lịch quốc tế.

Tại Việt Nam, chi tiêu của du khách Hàn Quốc cho dịch vụ lưu trú chiếm 21% tổng chi tiêu trong nửa đầu năm 2024, tương ứng với mức tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Điều này càng chứng minh Việt Nam như một điểm đến được ưa chuộng cho nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, chi tiêu ẩm thực cũng chiếm tỉ lệ đáng kể với 17%, thể hiện sức hút của xu hướng du lịch ẩm thực Việt Nam đối với du khách quốc tế. Thông qua quan hệ đối tác với The MICHELIN Guide trong 2 năm qua, Visa đã góp phần nâng tầm ẩm thực Việt với các phương thức thanh toán kỹ thuật số liền mạch, mang đến cho thực khách và chủ nhà hàng những trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn.

Mặc dù ghi nhận mức giảm nhẹ so với năm trước, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong danh sách chi tiêu, lần lượt chiếm 25%, 15% và 10% tổng chi tiêu. Đáng chú ý, các điểm đến mới nổi như Nha Trang, Đà Lạt và Phú Quốc ghi nhận mức tăng trưởng chi tiêu đột phá, lần lượt tăng 90%, 150% và 160%.

Báo cáo của Visa cho thấy sức hút bền bỉ của Việt Nam đối với du khách Hàn Quốc, với sự dịch chuyển rõ rệt sang chi tiêu cho dịch vụ lưu trú. Sự phát triển nhanh chóng của các thành phố như Nha Trang, Đà Lạt và Phú Quốc, cùng với xu hướng thanh toán không tiếp xúc ngày càng tăng, báo hiệu một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành du lịch Việt Nam.

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cả năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 17-18 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa, tạo ra doanh thu 840 nghìn tỉ đồng (tương đương 34,2 tỉ USD), tăng 11% so với năm 2019. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các quan hệ đối tác chiến lược, tiêu biểu là mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 87,5 tỉ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư.

Nhằm thu hút phân khúc khách du lịch chi tiêu cao, lưu trú dài hạn, Việt Nam đang tập trung phát triển du lịch cao cấp bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng số lượng khách sạn 4-5 sao, trung tâm mua sắm cao cấp, địa điểm giải trí và tổ chức sự kiện. Một minh chứng rõ nét cho chiến lược này là sự mở rộng của Lotte Duty Free (Hàn Quốc) tại Việt Nam, góp phần giúp doanh số bán hàng của tập đoàn tăng 351% vào năm 2023, trong đó khách du lịch Hàn Quốc chiếm 60% doanh số.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho biết: “Trong bối cảnh du lịch quốc tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là với lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng, Visa nhận thấy cơ hội to lớn để tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hành trình của du khách. Mục tiêu của chúng tôi là đồng hành cùng du khách trong suốt quá trình từ lên kế hoạch, đặt chỗ cho đến trải nghiệm du lịch, đồng thời khuyến khích người dùng sử dụng thẻ Visa để thanh toán liền mạch trên các ứng dụng du lịch. Khảo sát của chúng tôi cho thấy thẻ tín dụng là phương thức thanh toán được ưa chuộng hàng đầu trong giao dịch mua sắm tại điểm đến du lịch nhờ tính tiện lợi, bảo mật và được chấp nhận rộng rãi. Tại Visa, chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm thuận tiện và an toàn, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển du lịch bằng cách thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số và kiến tạo những trải nghiệm du lịch đáng nhớ cho du khách tại Việt Nam”.

___________________________________________

1 Dữ liệu từ VisaNet đánh giá trên chi tiêu của người tiêu dùng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023.

2 Nghiên cứu Green Shoots Radar được thực hiện trực tuyến với 8.400 người tiêu dùng tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 500 người Hàn Quốc (độ tuổi 18 – 65), vào tháng 6/2024.

Visa (NYSE: V) là công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, hiện đang thực hiện xử lý giao dịch thanh toán giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối thế giới thông qua mạng lưới thanh toán sáng tạo, an toàn và đáng tin cậy, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi tin rằng mọi nền kinh tế đều cần có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu, cũng như công nhận rằng khả năng tiếp cận tài chính là nền tảng vững chắc cho tương lai của sự lưu chuyển tiền tệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập website Visa.com.

(Bqp.vn) - Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc Chính phủ nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu, có chức năng quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ cùng Nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tổ chức Bộ Quốc phòng nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày thành lập: 27/8/1945 (ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng  hòa thành lập và ra tuyên cáo).

Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.

Tên gọi qua các thời kỳ: Bộ Quốc phòng (8/1945 - 10/1946); Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy (11/1946 - 7/1947, sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự Ủy viên hội); Bộ Quốc phòng (7/1947 - 10/1948, khi chia Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy (10/1948 - 3/1949, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy); Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh (3/1949 - 1975, sau khi đổi tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam); Bộ Quốc phòng (từ 1976 đến nay).

Nguyên tắc hoạt động quốc phòng

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

(Theo Điều 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 22/2018/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tham mưu, giúp việc Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương lập, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;

4. Xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;

5. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ và công tác quốc phòng.

(Theo Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng, Luật Quốc phòng, số 22/2018/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2018).